Đặc điểm Thịt_rắn

Theo Đông Y, thịt rắn đã được công nhận là một vị thuốc quý, chúng có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, vào kinh can, có tác dụng khử phong, giảm đau, trừ thấp, tiêu độc chữa các bệnh thần kinh đau nhức, bán thân bất toại, khớp xương sưng đau, chân tay tê mỏi, kinh phong, nhọt độc, lở loét, giang mai, tràng nhạc. Người ta thường dùng thịt rắn (bỏ da) dưới dạng món ăn - vị thuốc như rim, làm ruốc hoặc băm với lá lốt, mùi tàu và xương sông rồi nướng ăn trong đó có nhũng loại cần thiết cho cơ thể như leucin, lysin, arginin, valin, chất mỡ và chất saponosid. Từ thịt rắn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, và các tác dụng chữa bệnh.

Thịt rắn biển tên thuốc là hải xà nhục, có vị mặn, mùi tanh, tính ẩm, có tác dụng tăng trọng và chống viêm, giảm đau rõ rệt, đặc trị viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa và đau cột sống, viêm thần kinh tọa. Thịt rắn biển chứa protid và nhiều amino acid như arginin, cystin, corin, glycin, isolencin, lysin, leucin, histidin, acid glutamic, ornithin, hydroxy prolin, treonin, tyrosin, valin.[5]

Từ rắn có thể chế biến thành trên dưới 10 món ăn khác nhau như thịt rắn xúc bánh đa, rắn xé phay, xào lăn, chả rắn, rắn hầm xả, rắn tiềm thuốc bắc, cháo rắn đấu xanh, rắn nhồi thịt… Trong đó, rắn tiềm thuốc bắc là món bổ nhất trong các món rắn, có công dụng chống đau nhức và mát gan. Lưu ý khi làm thịt rắn là dùng nước gừng hoặc dùng cồn lau sạch, tuyệt đối không rửa bằng nước. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến các loài rắn độc có thể gây ngộ độc khi ăn thịt rắn.[6] nhiều người bị dị ứng sau khi ăn rắn[7] và dấy lên nhiều lời đồn đại.[8]

Thịt rắn biển chống viêm, giảm đau, thịt rắn biển là một thực phẩm ngon và vị thuốc tốt của nhân dân vùng biển. Người Việt Nam và nhiều nước châu Á khác thích ăn thịt rắn biển vì rất ngon và bổ dưỡng. Dạng dùng thông thường là băm thịt cho thật nhỏ với lá lốt, xương sông và mùi tàu rồi nướng ăn.